- Viết bởi Super User
- Chuyên mục chính: Thiết kế thi công xử lý nước
- Chuyên mục: Xử lý nước thải
- Được đăng: 20 Tháng 6 2017
- Lượt xem: 312
Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế cũng phát triển dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng, số bệnh nhân cũng tăng theo.Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế thế cho đến nay ngành y tế có 1.511 cơ sở khám chữa bệnh với 200.000 giường bệnh. Từ năm 1997 các văn bản về quản lý chất thải bệnh viện được ban hành, nhưng hầu hết các chất thải bệnh viện chưa được quản lý theo đúng một quy chế chặt chẽ hoặc có xử lý nhưng theo cách đối phó hoặc chưa đúng. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động y tế mà thực tế là tình trạng xử lý nước thải kém hiệu quả các chất thải bệnh viện.
Thành phần nước thải bệnh viện:
Nhóm |
Thành phần |
Nguồn phát sinh |
Các chất ô nhiễm hữu cơ, các chất vô cơ |
Cacsbonhydrat, protein, chất béo nguồn gốc động vật và thực vật, các hợp chất nitơ, phốtpho |
Nước thải sinh hoạt cyar bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách vãng lai và cán bộ công nhân viên trong bệnh viện |
Các chất tẩy rửa |
Muối của các axit béo bậc cao |
Xưởng giặt của bệnh viên |
Các loại hóa chất |
- Formaldehyde - Các chất quang hóa học - Các dung môi gồm các hợp chất Halogen như cloroform, các thuốc mê sốc hơi như Halothan, các hợp chất khác như xylen, axeton - Các chất hóa học hỗn hợp: gồm các dịch làm sạch và khử khuẩn - Thuốc sử dụng cho bệnh nhân |
Sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, tiệt khuẩn, ướp xác và dùng bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa Có trong dung dịch dùng cố định và tráng phim Sử dụng trong quá trình điều trị, chuẩn đoán bệnh |
Các vi khuẩn, virut, ký sinh trùng gây bệnh |
Vi khuẩn: Salmonalla, Shigella, Vibrio, Cholorae, Coliorm, tụ cầu, liên cầu, Virus đường tiêu hóa, virus bại liệt, nhiễm các loại ký sinh trùng, amip và các loại nấm |
Có trong máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh |