Tràn dầu là sự cố xảy ra trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm từ dầu (chẳng hạn như rò rỉ ống dẫn, tai nạn tàu thuỷ, sự cố tại giàn khoan,…) dẫn đến tình trạng dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu thì sự cố tràn dầu là một điều không thể hoàn toàn tránh khỏi. Chính vì vậy, để giảm thiểu tối đa các tác động của sự cố đối với môi trường thì tùy vào mức độ tràn dầu mà các đơn vị khai thác, sử dụng, vận chuyển xăng dầu,… cần phải lập một Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu phù hợp tương ứng.
Để giảm thiểu những rủi ro và tác động xấu đến môi trường, gây thiệt hại về người và tài sản do sự cố tràn dầu gây ra thì việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là cần thiết.
Sự cố tràn dầu trên biển.
SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU:
Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu thoát ra từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau hay từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là cơ sở thực hiện, triển khai lực lượng, trang thiết bị và phương tiện tại chỗ khi có sự cố tràn dầu xảy ra cũng như việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Kế hoạch được soạn thảo, xây dựng dựa trên khả năng các tình huống có thể xảy ra, bám sát với thực tế để đưa ra những biện pháp phòng ngừa, các phương án để sẵn sàng ứng phó nhanh và hiệu quả đối với sự cố tràn dầu, giảm thiểu tối đa mức độ gây ô nhiễm đến với môi trường và đồng thời xác định nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp ứng phó sự cố, cũng như trách nhiệm trong việc xử lý tình huống theo phạm vi quản lý. Từ đó, trong kế hoạch sẽ bao gồm các quy định về các công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, cách thức xử lý tình huống,…) khi sự cố xảy ra.
CÁC ĐỐI TƯỢNG CẦN LẬP KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU:
- Các cơ sơ kinh doanh xăng dầu;
- Các cơ sở, dự án dầu khí ngoài trời;
- Các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu;
- Các tàu chở dầu có tổng dung tích từ 150 tấn trở lên, các tàu loại khác có tổng dung tích từ 400 tấn trở lên;
- Tàu chở dầu Việt Nam có tổng dung tích từ 150 tấn trở lên tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển Việt Nam.
CÁC CẤP ỨNG PHÓ, MỨC ĐỘ VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU:
Các cấp ứng phó:
Dựa theo điều 5 của quyết định số 02/2013/QĐ-TTg Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ngày 14/01/2013, thì phân cấp ứng phó sự cố tràn dầu được chia thành 3 cấp độ:
- Cấp cơ sở: là sự cố xảy ra ở cơ sở, chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ huy lực lượng, phương tiện, thiết bị của mình để triển khai ứng phó kịp thời.
- Cấp khu vực: là trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, thì UBND cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố phải có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó theo kế hoạch.
- Cấp quốc gia: là trường hợp sự cố đặc biệt nghiêm trọng, vượt quá khả năng của địa phương, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức ứng phó.
Mức độ tràn dầu:
Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 02/2013/QĐ-TTg thì sự cố tràn dầu được phân theo tổng khối lượng tràn dầu ở 3 mức, cụ thể là:
- Mức độ nhỏ là sự cố có lượng dầu tràn dưới 20 tấn.
- Mức độ trung bình là sự cố có lượng dầu tràn từ 20 đến 500 tấn.
- Mức độ lớn là sự cố có lượng dầu tràn trên 500 tấn.
Nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
- Mô tả các hoạt động của cơ sở, dự án;
- Đánh giá nguồn tiềm ẩn có thể gây ra sự cố tràn dầu;
- Đánh giá các khu vực có thể bị tác động và ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu;
- Phương tiện, trang thiết bị và nhân lực tham gia ứng phó sự cố;
- Quy trình tổ chức, triển khai ứng phó;
- Cơ cấu tổ chức ứng phó, trách nhiệm và nhiệm vụ khi có sự cố;
- Quy trình tổ chức triển khai, kiểm soát sự cố và kết thúc hoạt động ứng phó;
- Kế hoạch trang bị đào tạo huấn luyện để chuẩn bị diễn tập và cập nhật kế hoạch thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu.
Để giảm thiểu những rủi ro và tác động xấu đến môi trường, gây thiệt hại về người và tài sản do sự cố tràn dầu gây ra thì việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là cần thiết. Điều này giúp cho chủ đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực liên quan đến xăng dầu và có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố tràn dầu.
- Lập hồ sơ vệ sinh lao động 13034
- Giấy phép khai thác nước ngầm 11071
- Quan trắc môi trường lao động 9842
- Báo cáo giám sát môi trường 9478
- GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 9451
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 7803
- CÔNG TY TÀI NGUYÊN XANH ĐƯỢC BỘ Y TẾ CHO PHÉP ĐO KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1294
- Quan trắc nước thải 999
- Quan trắc môi trường không khí xung quanh 969
- Chi phí đo kiễm môi trường lao động 959