Chất gây ô nhiễm |
Nồng độ (mg/m3) |
SO2 và SO3 |
5217 – 7000 |
CO |
50 |
Tro bụi |
280 |
Hơi dầu |
0,4 |
NOx |
428 |
Bảng tải lượng chất ô nhiễm của khí thải dầu FO
Tính toán lựa chọn phương pháp xử lý khí thải lò hơi:
Trong các thiết bị dùng cho phương pháp hấp thụ thì dung dịch hấp thu được sử dụng có thể là nước hoặc dung dịch hóa học như dung dịch kiềm,dung dịch sữa vôi … Nếu dùng dung dịch hóa học thì hiệu suất hấp thụ các chất ô nhiễm sẽ cao nhưng đắt tiền. Dùng nước thì rẻ tiền và an toàn cho thiết bị nhưng hiệu suất hấp thụ các chất ô nhiễm dạng khí sẽ kém hiệu quả hơn.
Đối với dòng khí này do yêu cầu hiệu suất xử lý đạt 95% và trong hỗn hợp khí chứa thành phần ô nhiễm chính là S02 nên dung dịch hấp thụ được chọn dung dịch NaOH.vì các ưu điểm sau:
- Chất thải thứ cấp của nó được đưa về dạng muối không gây ô nhiễm thứ cấp cho nguồn nước và có thể tách ra khỏi nước đem chôn lấp an toàn.
- Là loại dung dịch rẻ tiền, dễ kiếm.
- Tính ăn mòn thiết bị yếu ít gây nguy hại cho thiết bị xử lý khí thải.
- Dung dịch này ngoài nhiệm vụ hấp thụ các acid SO2, CO2, ... còn có tác dụng làm nguội khí thải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về nhiệt độ khí thải đầu ra của ống khói.
- Tháp hấp thụ được chọn là tháp đệm vì dòng khí có chứa bụi và tạo được bề mặt tiếp xúc lớn nên tháp sẽ có kích thước nhỏ kinh tế hơn.Vật liệu đệm là vòng sứ với ưu điểm là chịu được môi trường ăn mòn tốt và chịu đuợc nhiệt độ cao,ngoài ra còn còn tác dụng kết dính bụi và kim loại nặng trong khí thải vào dung dịch hấp thu sau đó được tách ra ở dạng cặn trong bể lắng.
Khí thải từ quá trình đốt dầu FO có nhiệt độ 2000C sẽ được đưa qua tháp giải nhiệt, nhiệt độ khí thải trước khi vào tháp hấp thu chỉ còn 250C. Sau đó dung quạt hút khí từ tháp giải nhiệt vào tháp hấp thu từ dưới lên. Dung dịch hấp thu NaOH được hệ thống ống dẫn bơm lên phía trên thân trụ và được đĩa phân phốitưới đều lên lớp vật liệu đệm. Dòng khí đi từ dưới lên, dòng chất lỏng đi từ trên xuống qua lớp vật liệu đệm, cả hai tiếp xúc với nhau và xảy ra quá trình hấp thụ. Dung dịch sau hấp thụ được đưa đến hệ thống xử lý nước thải. Khí thải ra khỏi tháp được đẩy ra ngoài ống khói cao để phát tán.
Dung dịch sau khi hấp thụ có chứa nhiều natri sunfit, natri bisunfit và khói bụi. Một phần dung dịch được bơm trở lại thùng chứa qua van điều chỉnh lưu lượng và tiếp tục được bơm lên tháp tưới cho vật liệu đệm nếu lượng dung dịch NaOH còn dư nhiều. Phần dung dịch còn lại được đưa đến bể lắng để lắng các cặn bẩn. Cặn sau lắng được đem chôn lấp, còn nước sau lắng được đưa đi xử lý rồi mới thải ra môi trường.
Hệ thống xử lý khí thải
Lò hơi đốt củi, lò hơi đốt than, lò hơi đốt dầu… luôn sinh ra một lượng khí thải gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu khí quyển. Nhìn chung, các phương pháp xử lý khí thải lò hơi hiệu quả nhất là phương pháp hấp thụ.
Thông thường, việc xử lý khí CO2 và CO không quan trọng do khí CO2 không có tiêu chuẩn quy định, khí CO có thể kiểm soát trong quá trình đốt để đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép.
Đối với khí SO2, có rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau bằng phương pháp hấp thụ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà máy (đặc điểm sản xuất, kinh tế, kỹ thuật…) mà lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
- Bồn composite xử lý nước thải 1701
- Xử lý nước cấp 1206
- Cải tạo hệ thống xử lý nước thải 1086
- Xử lý bằng Cyclon 1077
- Các phương pháp xử lý nước cấp 1054
- Xử lý nước thải bệnh viện 1019
- Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO 992
- Xử lý nước thải 985
- Xử lý nước thải bằng biện pháp cơ học 931
- Xử lý nước cấp 888