Giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất
Giấy phép khai thác nước ngầm là hồ sơ cần thiết cho doanh nghiệp khi đã đi vào khai thác nước ngầm, tạo điều kiện cho nhà Nước có thể theo dõi, quản lý để đưa ra phương án điều chỉnh, bảo vệ nguồn nước.
1.Thế nào là giấy phép khai thác nước dưới đất ?
Giấy phép khai thác nước ngầm là hồ sơ cần thiết cho doanh nghiệp khi đã đi vào khai thác nước ngầm, tạo điều kiện cho nhà Nước có thể theo dõi, quản lý để đưa ra phương án điều chỉnh, bảo vệ nguồn nước.
2. Đối tượng phải làm giấy phép khai thác nước dưới đất
– Tất cả các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở hạ tầng, dịch vụ khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 10m3/ngày đêm trở lên.
– Các doanh nghiệp, cơ sở đang khai thác sử dụng nước dưới đất mà chưa có giấy phép khai thác nước dưới đất.
3. Hồ sơ cần thiết đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất
– Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;
– Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
– Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác;
– Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất đối với trường hợp công trình khai thác đang hoạt động;
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ
– Trường hợp chưa có công trình khai thác nước ngầm, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
4. Căn cứ pháp lý.
– Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
– Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành mốt số điều của luật tài nguyên nước.
5. Thời hạn của giấy phép
– Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn trong thời gian Tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm
– Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn có hiệu lực tối đa là năm (05) năm, tối thiểu là hai (02) năm.
– Điều kiện gia hạn giấy phép:
+ Giấy phép còn hiệu lực và nộp trước thời điểm hết hiệu lực 90 ngày;
+ Với các trường hợp khác quy định nêu trên thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
6. Điều chỉnh giấy phép
Các trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất:
– Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường
– Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước
– Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước
– Khai thác nước gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
– Lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép
– Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép (chủ giấy phép phải lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép theo qui định NĐ 201/2013/NĐ-CP)
7. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
– Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường : tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Sở Tài nguyên và Môi trường : tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ và thu hồi
– Bộ TNMT :
+ Các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của thủ tướng chính phủ
+ Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không thuộc các trường hợp kể trên.