GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG DÀNH CHO NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO

Giấy phép môi trường được triển khai năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Đây được xem là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp. Vậy những đối tượng nào bắt buộc phải có giấy phép môi trường?

Bài viết này GRECO sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về giấy phép môi trường.

Những đối tượng nào cần phải có giấy phép môi trường 

Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo veeh môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1, phải có giấy phép môi trường.

Đối tượng thuộc quy định tại khoản 1 thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường. 

Dự án đầu tư Nhóm I, II và III quy định tại điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 04/12/2020 có phát sinh bụi, nước thải, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức thì phải thực hiện xin Giấy phép môi trường. 

4 thời điểm chủ đầu tư xin cấp giấy phép môi trường: 

Về thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường, Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường quy định 4 thời điểm theo 4 loại dự án khác nhau.

Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án

Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (1/1/2022) có tiêu chí về môi trường như dự án nhóm I, II, III đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này nhưng chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

Các quy định về cấp giấy phép môi trường 

+ Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM báo cáo ĐTM sơ bộ, báo cáo ĐTM chi tiết, báo cáo ĐTM bổ sung, báo cáo ĐTM lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội có hiệu lực thi hành là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.

+ Giấy chứng nhận, xác nhận có thời hạn về môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền cấp

trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định điểm d khoản 2 Điều 42 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn.

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi đã được cấp theo quy định của Luật Tài nguyên nước và Luật Thủy Lợi được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép và là một phần của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi được đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường trong trường hợp đã hoàn thành công trình, thiết bị xử lý khí thải, quản lý chất thải rắn theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14.